Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?

Giải đáp: Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý phổ biến với nhiều người, và gây ra nhiều phiền phức cho chính người bệnh lẫn người xung quanh. Việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình vốn rất phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian và tiền bạc. Vậy khi bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình có truyền nước được không sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Bệnh Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

rối loạn tiền đình có truyền nước được không

Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác, bao gồm hai phần:

  • Thần kinh ốc tai: chức năng cảm giác thính giác
  • Thần kinh tiền đình: chức năng cảm giác thăng bằng

Dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua lỗ ống tai trong, là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.

Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình

Bệnh được chia làm 2 loại với các biểu hiện đặc trưng:

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Xảy ra do tổn thương hệ tiền đình nằm ngay tại vùng tai trong, thường gặp ở đa số trường hợp.

Bệnh thường có triệu chứng rầm rộ với mức độ  chóng mặt và mất thăng bằng nhiều. Với người bệnh nhẹ, biểu hiện có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Với người bệnh nặng hơn, tình trạng chóng mặt trở nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng hay thay đổi từ nằm sang ngồi được.

 

Dù chiếm đến hơn 90% tổng số bệnh nhân, bệnh lý rối loạn tiền đình ngoại biên lại không gây nguy hiểm đến tính mạng.

rối loạn tiền đình có truyền nước được không

Rối loạn tiền đình trung ương

Do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não (có thể là do tai biến mạch máu não, bệnh lý viêm, u não…).

rối loạn tiền đình có truyền nước được không
Nhóm bệnh này ít gặp, và thường không biểu hiện rõ triệu chứng. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.

Vì vậy, mà bệnh nhân thuộc nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh về ngoại biên.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

  • Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém.
  • Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữ…
  • Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
  • Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinsố 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động…
  • Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Dấu hiệu rối loạn tiền đình

Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau.

Hội chứng tiền đình ngoại vi

  • Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh nhân hay ngược lại. Biểu hiện rõ nhất thường là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
  • Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, đứng không vững
  • Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng
  • Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ù tai phải đến khám sớm và điều trị tích cực. Nếu điều trị muộn bệnh để lại di chứng giảm thính lực (giảm sức nghe), hoặc điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu.. trong tai, đặc biệt về đêm.
  • Nhãn cầu rung giật.
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Hạ huyết áp.

Hội chứng tiền đình trung ương

  • Chóng mặt: Bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh như trên sóng.
  • Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém
  • Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.
  • Dáng đi như người say rượu, bệnh nhân thường không đi theo một đường thẳng, hay đi hình zic zắc.
  • Mất phối hợp động tác: Bệnh nhân không thể làm chính xác động tác ví dụ như: lật xấp bàn tay, ngón tay chỉ mũi…
  •  Đôi khi có thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm như âm “Ô”.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm đến tính mạng?

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai… thường xuyên ập đến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, việc sinh hoạt gặp nhiều hạn chế, giảm khả năng lao động và còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.

Người bị Rối loạn tiền đình uống thuốc mãi không hết, bệnh cứ tái đi tái lại liên tục, và rất khó dứt điểm.

Vậy không lẽ cứ phải chịu đựng?

Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?
Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?

 

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.
  • Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập này được sẽ giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, không cải thiện tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?

Rất nhiều bệnh nhân khi gọi đến Hotline của Phòng khám BSGĐ 115 AN Tâm đều có cùng một thắc mắc, rằng: Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?

Chúng tôi khẳng định là Rối loạn tiền đình có thể truyền nước.

Hơn thế nữa, hiểu rõ nỗi niềm của bệnh nhân mắc chứng Rối loạn tiền đình, đến với Phòng khám Bác Sĩ Gia Đình 115 An Tâm – Chúng tôi có phác đồ truyền thuốc điều trị rối loạn tiền đình chuyên biệt, đặc biệt hiệu quả cho những bệnh nhân bị bệnh lâu năm, uống thuốc viên nhiều nhưng không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần. Đến với Phòng khám BSGĐ 115 An Tâm thì bệnh nhân không chỉ có thể được điều trị hiệu quả mà còn có thể điều trị và truyền thuốc ngay tại nhà.

Điều này giúp cho những bất tiện của bệnh nhân rối loạn tiền đình được giảm nhẹ tối đa, giúp cho cuộc sống của bệnh nhân thêm phần dễ chịu và thuận tiện.

Là đơn vị chuyên nghiệp và uy tín trong việc cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình, khám bệnh tại nhà và sở hữu phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình riêng biệt, có hiệu quả cao Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm chắc chắn là lựa chọn tốt nhất cho các bệnh nhân gần xa.

Hãy liên hệ trực tiếp ngay 0888004115 để được tư vấn rõ hơn về việc điều trị rối loạn tiền đình tại nhà!!!

Người tiếp nhận thông tin của bệnh nhân đều là Nhân viên y tế, có trình độ chuyên môn về bệnh lý, dược lý, sẵn sàng tư vấn cho bệnh nhân.

Tóm lại, quý khách chỉ cần cung cấp:

  • Tình trạng hiện tại
  • Địa chỉ.

Chúng tôi sẽ tư vấn, báo giá và cử nhân viên y tế đến kiểm tra và thực hiện dịch vụ.

0
View Checkout